Ép cọc bê tông bằng Robot thủy lực 500T
1. Chuẩn bị tài liệu liên quan
1.1. Lập hồ sơ nhân sự:
- Lập danh sách cán bộ công nhân tham gia thi công
- Khám sức khoẻ, huấn luyện ATLĐ cho công nhân tham gia thi công.
- Lập và trình danh sách cán bộ CNV trực tiếp làm việc với Chủ đầu tư và các bên có liên quan.
Thống nhất mẫu biểu:
- Lập và trình duyệt mẫu giấy tờ, công văn sử dụng trong quá trình thi công
- Lập và trình duyệt tiến độ thi công chi tiết.( đính kèm)
1.2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công :
- Kiểm tra liên tục toàn bộ các bản vẽ được áp dụng trong thời gian thi công.
- Chuẩn bị và đệ trình các mẫu vật liệu trước khi đưa vào thi công.
- Lập và đệ trình biện pháp thi công chi tiết cho từng hạng mục trên cơ sở hồ sơ dự thầu và điều kiện thực tế
hiện trường trước khi tiến hành thi công.
2. Mặt bằng thi công
2.1. Các dịch vụ tạm thời
- Hệ thống điện thi công
- Hệ thống đèn chiếu sáng thi công và đèn bảo vệ công trường
- Hệ thống điện thoại và phương tiện thông tin liên lạc khác.
- Hệ thống ống cấp nước thi công.
- Biển hiệu nhà thầu, biển tên dự án và hệ thống biển báo nguy hiểm khác.
- Thi công hệ thống rào chắn cố định và cung cấp đủ rào chắn di động, đèn báo hiệu nguy hiểm.
2.2. Dọn dẹp mặt bằng
- Phục hồi và bảo vệ hệ thống mốc giới, các điểm đã được khảo sát.
- Phục hồi mặt bằng hiện trạng, lưu giữ số liệu hiện trạng trong suốt quá trình thi công
- Dọn dẹp, phát quang vệ sinh mặt bằng trước khi triển khai công tác trắc địa.
3. Vật tư – thiết bị thi công
Toàn bộ thiết bị thi công được tập kết đến hiện trường phải được đảm bảo các thủ tục và quy trình vận hành
bao gồm :
- Robot ép thủy lực 500T (kèm theo chứng nhận kiểm định).
- Máy hàn 3.
- Dây rọi ,máy kinh vỹ hoặc toàn đạc.
Hình 1. Robot ép cọc thủy lực
Hình 2. Vận hành Robot ép cọc thủy lực
4. Biện pháp kĩ thuật ép cọc BTCT bằng Robot ép thủy lực
4.1. Trình tự thi công ép cọc đại trà
Quá trình ép cọc trong hố móng gồm các bước sau:
a.Chuẩn bị
- Sử dụng các thanh thép có đường kính từ 8 đến 10mm, có chiều dài từ 30 đến 40 cm đề đóng xuống đất tại các
vị trítim cọc để làm dấu.
- Kế hoạch thi công, sơ đồ hướng di chuyển của Robot ép cọc thủy lực.
b. Quá trình thi công ép cọc:
+ Bước 1: Tập kết cọc bê tông, kiểm tra máy ép cọc, chuyển bị sẵn sàng các dụng cụ cần thiết để chuẩn bị ép cọc
bê tông
+ Bước 2: Cẩu cọc từ vị trị tập kết đưa vào máy ép.
Hình 3. Cẩu cọc vào dàn robot ép
+ Bước 3: Điều chỉnh mủi cọc bê tông vào đúng vị trí tim đã xác định, chỉnh cọc theo hướng thẳng đứng.
Hình 4. Căn chỉnh cọc
+ Bước 4: Tiến hành khởi động máy ép và bắt đầu hành trình ép đầu tiên.
Hình 5. Tiến hành ép
+ Bước 5: Tiếp tục ép cho đến khi hết đoạn cọc mũi đầu tiên, đưa cọc thứ 2 vào vị trí, chỉnh hai đầu cọc khớp nhau
và tiến hành hàn nối.
Hình 6. Ép tiếp những đoạn cọc còn lại
Tiếp tục ép cho tới khi mũi cọc đạt tới độ sâu thiết kế.
- Việc dừng ép cọc được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Mũi cọc đạt độ sâu thiết kế và lực ép đầu cọc không nhỏ hơn Pmin.
+ Nếu mũi cọc chưa đạt độ sâu thiết kế, dừng ép cọc khi lực ép đầu cọc không nhỏ hơn Pmin
+ Nếu mũi cọc đạt độ sau thiết kế và lực ép cọc nhỏ hơn Pmin thì việc ép cọc vẫn tiếp tục cho đến khi lực ép đạt Pmin
Đơn vị thi công sẽ thông báo với Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế khi có sự khác biệt của giá trị lực ép
vàchiều sâu ép cọc để có hướng giải quyết, khi cần thiết làm khảo sát đất bổ sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có
cơ sở kết luận xử lý.
Cọc nghiêng qúa quy định (lớn hơn 1%), cọc ép dở dang do gặp dị vật ổ cát, vỉa sét cứng bất thường, cọc bị vỡ...
đều phải xử lý bằng cách nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định).
Dùng phương pháp khoan thích hợp để phá dị vật, xuyên qua ổ cát, vỉa sét cứng...
Khi lực ép vừa đạt trị số thiết kế mà cọc không xuống được nữa, trong khi đó lực ép tác động lên cọc tiếp tục tăng
vượt quá lực ép lớn nhất (Pep)max thì trước khi dừng ép phải dùng van giữ lực duy trì (Pep)max trong thời gian 5 phút.
Trường hợp máy ép không có van giữ thì phải ép nháy từ ba đến năm lần với lực ép (Pmax).
c. Sai số cho phép:
Tại vị trí cao trình đáy đài đầu cọc không được sai số quá 75mm so với vị trí thiết kế, độ nghiêng của cọc không quá
1% (theo TCXD 9394:2012).
d. Báo cáo lý lịch ép cọc .
- Lý lịch ép cọc phải được ghi chép ngay trong quá trình thi công gồm các nội dung sau :
+ Ngày đúc cọc.
+ Số hiệu cọc, vị trí và kích thước cọc .
+ Chiều sâu ép cọc, số đốt cọc và mối nối cọc .
+ Thiết bị ép coc, khả năng kích ép, hành trình kích ,diện tích pítông, lưu lượng dầu, áp lực bơm dầu lớn nhất.
+ Áp lực dừng ép cọc.
+ Loại đệm đầu cọc.
+ Trình tự ép cọc trong nhóm.
+ Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc theo thiết kế, các sai số về vị trí và độ nghiêng.
+ Tên cán bộ giám sát tổ trưởng thi công.
5. Công tác quản lí giao thông trên công trường
- Mọi hoạt động phải tiến hành dễ dàng và an toàn cho cả thiết bị và người lao động. Người không có nhiệm vụ không
được hoạt động dưới tầm quay của thiết bị.
- Mọi người không nhiệm vụ không được qua lại khu vực thi công. Quanh khu vực lắp đặt các thiết bị quan trắc phải
có sự hướng dẫn của nhân viên bảo vệ để tránh các ảnh hưởng của thiết bị này.
6. Công tác kiểm tra nghiệm thu
Sau khi hoàn thành ép cọc toàn công trình, các bên tổ chức kiểm tra nghiệm thu tại công trình theo đúng quy đinh,
trình tự XDCB.
Hồ sơ, tài liệu gồm có:
+ Hồ sơ chất lượng cọc.
+ Nhật ký ép cọc.
+ Bản vẽ hoàn công mặt bằng cọc.
+ Biên bản nghiệm thu.
+ Các tài liệu liên quan khác theo quy định.
7. Biện pháp xử lí sự cố
Khi thi công có thể xảy ra các sự cố không mong muốn, Nhà thầu khẳng định loại trừ đến mức có thể toàn bộ những
nguy cơ để sảy ra sự cố.
- Để khắc phục tốt những sự cố này mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công trình đòi hỏi phải có
sự kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị tham gia thi công và các cơ quan quản lý dự án.
Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành công tác khắc phục sự cố theo trình tự dưới đây :
- Lập biên bản khi sảy ra sự cố.
- Đánh giá sơ bộ của các bên liên quan đối với sự cố
- Đề nghị Chủ đầu tư triệu tập các bên liên quan bàn cách giải quyết và tiến độ khắc phục sự cố.
- Chuẩn bị, lên tiến độ thực hiện phương án giải quyết theo quyết định của các cơ quan chức năng.
- Thực thi giải quyết sự cố.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm
8. Kết luận
Với năng lực và kinh nghiệm sẵn có của một nhà thầu chuyên nghiệp, với đội ngũ cán bộ và công nhân được đào
tạo và từng bước rèn luyện thông qua việc thi công các dự án lớn trên khắp đất nước, có đầy đủ khả năng hoàn thành
tốt công trình với chất lượng cao với tiến độ nhanh nhất và đảm bảo tuyệt đối an toàn.